linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY : Tiêu chí C9.2

C9.2 Bảo đảm cơ sở vật chất khoa Dược

 • Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện.

• Bảo đảm cơ sở vật chất tốt cho khoa Dược góp phần bảo đảm chất lượng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.
 
3. Khoa Dược có phòng làm việc riêng.
=> Hầu như toàn bộ các bệnh viện đều đã bố trí lắp đặt phòng làm việc riêng cho Khoa Dược. Tuy nhiên, cần lưu ý đặc biệt Phòng làm việc riêng cần được hiểu là nơi thực hiện các công việc chuyên môn, hành chính, quản lý, hội họp và các công việc liên quan của Khoa Dược. Tránh nhầm lẫn với khu vực làm việc tại nơi cấp phát, lưu trữ thuốc.
 
4. Khoa Dược được nối mạng internet để tra cứu thông tin về thuốc.
=> Các bệnh viện đều có bố trí hệ thống mạng nội bộ bệnh viện, khoa Dược cũng cần được nối mạng internet và có máy tính có thể phục vụ việc tra cứu thông tin về thuốc. Đặc biệt, cần kiểm  tra thường xuyên tình trạng kết nối mạng, chất lượng đường truyền để đảm bảo việc tra cứu khi bị trở ngại hoặc trì hoãn.
 
5. Kho thuốc được bố trí ở vị trí bảo đảm cho việc xuất, nhập thuốc. 
=> Một số bệnh viện bố trí kho thuốc chung/liền kề khoa Dược, khu vực thao tác chuyên môn. Hoặc một số bệnh viện bố trí kho Dược ở khu vực tách biệt, cùng nơi lưu trữ vật tư trang thiết bị (tầng hầm). Dù là cách bố trí như thế nào nhưng tiêu chí khuyến khích việc bố trí thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp cần thiết thuốc cấp cứu…
 
6. Có trang thiết bị bảo quản thuốc (nhiệt kế, ẩm kế, quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh).
=> Các trang thiết bị này cần có nhật ký theo dõi tình trạng hoạt động. Cần được kiểm tra tình trạng cũng như thay thế hoặc sữa chữa kịp thời. Đảm bảo công tác chuyên môn và hoạt động bảo quản kho luôn đúng chuẩn quy định, không ảnh hưởng đến thuốc hoặc chế phẩm cần được lưu trữ trong điều kiện nghiêm ngặt.
 
7. Theo dõi, quản lý xuất, nhập, tồn thuốc đầy đủ bằng sổ sách, ghi chép rõ ràng. 
=> Sổ sách ghi chép Theo dõi, quản lý xuất, nhập, tồn được giao phân công cho nhân viên phụ trách, tiến hành bảo quản và ghi chép cẩn thận. Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra sổ ghi chép và so sánh đối chiếu với thực tế để làm công tác đánh giá.
 
8. Có nhà thuốc hoặc cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện.
=> Nhà thuốc trong tiểu mục này cần được hiểu là nơi bán lẻ thuốc cho khách hàng có nhu cầu và nằm trong khuôn viên bệnh viện. Nhà thuốc này trực thuộc bệnh viện hoặc thuộc quyền quản lý của bệnh viện. Nhà thuốc này cũng cần đảm bảo việc thực hành tốt theo các tiểu chuẩn (khuyến khích đạt GPP).
 
10. Đơn vị thông tin thuốc được trang thiết bị đầy đủ: máy tính, mạng Internet, tài liệu.
=> Đơn vị thông tin thuốc dưới sự quản lý của Khoa Dược, Hội đồng Thuốc bệnh viện có cập nhật thông tin về thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong phạm vi bệnh viện. Do đó, cần trang cấp các trang thiết bị đầy đủ phục vụ việc truy cập, tra cứu thông tin, tài liệu. Các máy tính, magj nội bộ cần được kiểm tra thường xuyên. Các tài liệu cần được cập nhật liên tục để đảm bảo công tác Thông tin thuốc hiệu quả.
 
11. Khoa Dược bố trí các kho/quầy/phòng cấp phát thuốc cho người bệnh ngoại trú thuận tiện.
=> Khu vực cấp phát thuốc ngoại trú cần bố trí rộng rãi, khoa học, ở vị trí dễ tiếp cận vì đây hầu như là nơi kết thúc một quy trình khám chữa bệnh của người bệnh ngoại trú. Các Anh Chị Em có thể tham khảo/tham quan các bệnh viện đã tiến hành bố trí khu vực cấp phát thuốc rất thuận tiện, ứng dụng cải tiến chất lượng nhằm đảm bảo việc cấp thuốc nhanh chóng, giảm thiểu sai sót, phiền hà.
 
12. Có sổ và theo dõi thường xuyên nhiệt độ, độ ẩm của các kho thuốc.
=> Phân công quản lý khoa, nhân viên phụ trách kho thuốc tiến hành theo dõi và ghi chép vào sổ nhiệt độ, độ ẩm kho thuốc liên tục hằng ngày, theo dõi và ghi nhận nếu có bất thường. Bên cạnh đó khoa Dược cần cử người giám sát hoặc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để đảm bảo thuốc và các chế phẩm y học được bảo quản đúng điều kiện nhiệt độ, độ ẩm quy định.
 
13. Có phần mềm quản lý được xuất, nhập, tồn thuốc trong khoa Dược.
 
15. Khoa Dược kiểm soát được số lượng thuốc thông qua hệ thống phần mềm quản lý của bệnh viện.
 
18. Khoa Dược được trang bị phần mềm tra cứu thông tin thuốc.  
 
19. Khoa Dược được trang bị phần mềm lưu trữ thông tin thuốc.
 
20. Có hệ thống vận chuyển thuốc tự động trong bệnh viện.
 
21. Bệnh viện trang bị phần mềm tính lượng thuốc dùng theo đường tĩnh mạch.
=> Các tiểu mục từ 13 trở đi đều tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Dược. Cách làm đối với một số bệnh viện đó là khoa Dược phối hợp với phòng/Tổ Công nghệ thông tin của bệnh viện để xây dựng, phát triển các phần mềm chức năng, quản lý theo nội dung các tiểu mục nêu trên. Hoặc một số bệnh viện tiến hành mua, thuê khóa từ các đơn vị bên ngoài bệnh viện để đảm bảo công tác ứng dụng phần mềm trong quản lý Dược. Điều quan trọng đó là các phần mềm này khi được tích hợp và sử dụng phải đảm bảo hiệu quả, rút ngắn thời gian so với thực hành thủ công, đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao, hạn chế được những sai sót do thao tác con người có thể gây ra.
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team